Tích hợp kiến thức Tiếng Việt trong đoạn nghị luận văn học

18/12/2023

Tổng hợp hình ảnh hoa đẹp nhất - Hình nền hoa đẹp - Kho ảnh ...

 

Câu ghép

Viết câu có chứa các cặp từ “Nếu – thì”, “Vì – nên”, “Tuy – nhưng”, “Không những – mà còn” …

Ví dụ 1: Nếu ở khổ đầu, tác giả // miêu tả “mặt trời xuống biển” lúc hoàng hôn thì đến đây, nhà thơ // lại vẽ nên cảnh tượng “mặt trời đội biển” gọi bình minh lên.

Ví dụ 2: anh thanh niên // rất yêu nghề nên anh // mới chiến thắng nỗi cô đơn, nỗi “thèm” người để gắn bó với công việc này trên đỉnh Yên Sơn tới mấy năm liền.

Ví dụ 3: Tuy Sở, Lân đều mang trọng tội nhưng hoàng đế Quang Trung vẫn bao dung tha thứ cho họ.

Ví dụ 4: Biển Đông không chỉ giàu có, trù phú còn mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo nữa.
 

Câu bị động

- Dùng để viết câu chủ đề dạng bị động.

Ví dụ: Trong khổ đầu bài “Đồng chí”, những cơ sở hình thành nên tình đồng chí của người lính chống Pháp đã được nhà thơ Chính Hữu thể hiện rõ nét.

- Dùng để phân tích nghệ thuật trong câu thơ

+ Phân tích phép điệp ngữ:

Ví dụ: Cụm từ “không có” được tác giả Phạm Tiến Duật nhắc đi nhắc lại hai lần trong câu thơ.

+ Phân tích phép so sánh, ẩn dụ:

Ví dụ: Hình ảnh mặt trời lúc lặn xuống biển Đông được Huy Cận so sánh với “hòn lửa”.

+ Phân tích phép nhân hóa:

Ví dụ: Sóng và màn đêm được nhà thơ nhân hoá qua các từ “cài then”, “sập cửa” để trở nên sống động có hồn.

+ Phân tích phép đảo ngữ:

Ví dụ: Từ “lận đận” đã được tác giả Bằng Việt đảo lên đầu câu thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.
 

Câu phủ định

- Dùng câu chứa các từ: không, không phải, không thể, chưa, chưa phải, chưa thể, chẳng, chẳng phải, chẳng thể, đâu phải …

- KHÔNG dùng “không những – mà còn”; “không chỉ - mà còn”

Ví dụ 1: Thuý Kiều đang ở nơi xa, nàng không thể chăm sóc cha mẹ chu đáo được.

Ví dụ 2: Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở lại trần gian để sum họp cùng chồng con được nữa.

Ví dụ 3: Những người chiến sĩ lái xe không sợ khó khăn, gian khổ, vẫn hiên ngang tiến về phía trước.
 

Chia sẻ hơn 64 về hình ảnh hoa đẹp nhất hay nhất - cdgdbentre.edu.vn


Câu cảm thán, thành phần cảm thán, câu đặc biệt

- Các trường hợp này đều dùng mẫu sau:

+ Chao ôi, … mới … làm sao!

Trường hợp này“Chao ôi” là thành phần cảm thán; cả câu văn là câu cảm thán (Mục đích: đánh giá, khen …)

Còn nếu viết thành: Chao ôi! C … mới … làm sao! thì câu “Chao ôi!” là câu đặc biệt.

Ví dụ 1: Chao ôi, cảnh hoàng hôn trên biển Đông mới đẹp làm sao!

Ví dụ 2: Chao ôi, anh thanh niên mới đáng mến làm sao!

Tương tự như vậy, có thể dùng các mẫu câu:

+ Chao ôi, … thật … biết bao/ biết mấy!

Ví dụ 1: Chao ôi, tình đồng chí của những người lính chống Pháp thiêng liêng biết mấy!

Ví dụ 2: Chao ôi, tình yêu làng của ông Hai thật sâu nặng biết bao!
 

Câu nghi vấn

Viết câu nghi vấn sao cho sau câu nghi vấn ấy là nội dung trả lời

Ví dụ: Tại sao ta có thể khẳng định anh thanh niên là người yêu nghề, say mê công việc? Là vì anh đã chia sẻ với ông họa sĩ rằng anh coi công việc với mình “là đôi” và nếu cất công việc đi thì anh “buồn đến chết mất”.
 

Câu hỏi tu từ

- Mục đích: đặt câu hỏi nhưng để khẳng định hoặc để khen.

- Cấu trúc:

Sao … đến thế? (bộc lộ cảm xúc của người viết)

Chẳng phải … hay sao? (khẳng định)

Phải chăng ..., C đã V? (khẳng định, giả định)

Ví dụ 1: Những đau đớn, giằng xé trong nội tâm của ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc chẳng phải là một biểu hiện rõ nét của tình yêu làng, yêu nước hay sao?

Ví dụ 2: Sao nhà thơ Huy Cận có thể sáng tạo ra một hình ảnh con thuyền đánh cá bay bổng và lãng mạn đến thế?
 

Câu dùng cụm C-V mở rộng thành phần

Sử dụng công thức: A khiến cho/ làm cho B…

Ví dụ 1: Bom đạn chiến trường // làm cho những chiếc xe vận trải Trường Sơn/ trở nên biến dạng.

Ví dụ 2: Tin dữ // khiến ông Hai / bàng hoàng, sửng sốt.

Ví dụ 3: Tình yêu nghề // giúp anh thanh niên /chiến thắng nỗi cô đơn, nỗi thèm người.
 

111 hình ảnh hoa đẹp nhất thế giới 2023


Từ láy

Có thể dùng lại từ trong văn bản nhưng KHÔNG để từ đó trong ngoặc kép
 

Từ Hán Việt, từ mượn

Dùng từ “tác giả”, “tác phẩm”
 

Thán từ

Dùng “Chao ôi” trong câu cảm thán
 

Tình thái từ

Dùng “ư” đặt cuối câu hỏi tu từ
 

Trợ từ

Dùng từ “chính”

Ví dụ 1: Chính tình yêu nghề đã khiến anh thanh niên chiến thắng nỗi cô đơn, nỗi thèm người.

Ví dụ 2: Đó chính là biểu hiện rõ nét cho tình yêu làng, yêu nước tha thiết của ông Hai.
 

Lời dẫn trực tiếp

- Truyện: trích nguyên văn một vế câu, câu văn trong ngữ liệu đề bài (nếu đoạn trích đó nằm trong phạm vi nghị luận)

- Thơ: trích nguyên văn một câu thơ trong đoạn phân tích.
 

Lời dẫn gián tiếp

+ Khi phân tích thơ: diễn xuôi câu thơ (thêm 1, 2 từ vào câu thơ mà làm không làm nghĩa câu thơ thay đổi).

+ Khi phân tích truyện: dẫn gián tiếp lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

Ví dụ 1: Tác giả Phạm Tiến Duật đã lí giải những chiếc xe vận tải Trường Sơn không có kính không phải vì xe không có kính mà vì bom giật, bom rung nên kính xe đã vỡ hết cả rồi.

Ví dụ 2: Anh thanh niên nói với ông hoạ sĩ khi làm việc thì anh với công việc là đôi và nếu cất công việc đi thì anh buồn đến chết mất.
 

Các phép liên kết

+ Phép thế: thế đại từ, danh từ; 2 câu cần ở liền nhau; từ ngữ ở câu trước mang nghĩa cụ thể, ở câu sau mang nghĩa khái quát, chung chung.

Ví dụ 1: Huy Cận (câu trước) – nhà thơ/ tác giả (câu sau); Kim Lân – nhà văn/ tác giả

Thuý Kiều – nàng; Vũ Nương – nàng; Quang Trung – nhà vua;

Ông Sáu – người cha ấy

Ông Hai – người nông dân ấy

Bé Thu – đứa trẻ ấy

Ông hoạ sĩ – người nghệ sĩ ấy

Anh thanh niên – người con trai ấy

+ Phép nối: + Từ “Trước hết” ở đầu câu (2) đoạn diễn dịch, từ “Tóm lại”, “Như vậy”, “Vậy là” câu cuối đoạn quy nạp hoặc Tổng – phân – hợp.

+ Từ “Và”, “Nhưng” ở đầu câu văn.

* Không dùng Quan hệ từ trong cặp quan hệ từ.

Ví dụ: Vì yêu nghề nên anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và nỗi thèm người để gắn bó với công việc làm khí tượng.

  • Từ “Vì” ở đầu câu không thực hiện phép liên kết nối các câu văn mà chỉ liên kết các vế câu ghép.

+ Phép lặp: lặp đại từ, lặp danh từ (tên nhân vật, tên tác giả, từ chủ đề) ở hai câu liền nhau

Hoặc lặp từ chủ đề: vẻ đẹp, vẻ đẹp tâm hồn, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề …

Trên đây là những gợi ý cho việc sử dụng các đơn vị kiến thức Tiếng Việt trong đoạn nghị luận văn học. Một điều đặc biệt lưu ý là sau khi sử dụng xong, các em nhớ gạch chân chính xác và chú thích rõ những từ ngữ hoặc đơn vị kiến thức theo đúng yêu cầu của đề bài. Chúc các em làm tốt những yêu cầu này trong quá trình viết đoạn nghị luận văn học.
 

Ban Truyền thông

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 7 đánh giá
Chia sẻ: