Trang chủ Giới thiệu Tiểu sử Mạc Đĩnh Chi

Tiểu sử Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi - Hoa sen trong giếng ngọc
Mạc Đĩnh Chi - Hoa sen trong giếng ngọc
13/11/2014
Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi đi thi, đỗ trạng nguyên. Nhưng khi vào chầu, vua thấy người ông nhỏ bé, lại xấu xí, nên không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài "Ngọc tính liên phú" (Hoa sen nơi giếng ngọc), tự ví mình như loài hoa sen hiếm quí, đề cao trí tuệ và phong thái cao quý, song không muốn a dua với người tầm thường chỉ để mong cho đời biết đến. Vua đọc xong khen là kiệt tác mới cho đậu Trạng nguyên và tin dùng!
Từ cậu bé đốn củi thành Lưỡng quốc Trạng nguyên
Từ cậu bé đốn củi thành Lưỡng quốc Trạng nguyên
12/11/2014
Từ nghèo khó, với nghị lực phi thường cùng tư chất thông minh, Mạc Đĩnh Chi - cậu bé đốn củi đã trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên của hai quốc gia là Đại Việt và Trung Quốc (thời nhà Nguyên).
Câu chuyện: Đèn đom đóm
Câu chuyện: Đèn đom đóm
11/11/2014
Chuyện kể rằng, có cậu bé tên Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất ham học. Nhà nghèo nên cậu không thể đến lớp như bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp, nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu phải bắt đom đóm cho vào vỏ quả trứng lấy ánh sáng học bài. Chính lòng say mê ham học ấy, sau này cậu đã đỗ trạng nguyên, học vị cao nhất thời bấy giờ. Mạc Đĩnh Chi đã trở thành tấm gương vượt khó học giỏi và câu chuyện này đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Tiểu sử cụ Mạc
Tiểu sử cụ Mạc
02/10/2014
Lưỡng quốc Trạng nguyên, có nghĩa trạng nguyên hai nước, là một danh hiệu xưng tặng cho một vài trạng nguyên Việt Nam. Tuy không chính thức đỗ trạng nguyên ở một nước khác, nhưng học vấn của họ được công nhận như một trang nguyên của nước đó - đều là Trung Quốc. Trong 49 vị trạng nguyên của Việt Nam, cụ Mạc Đĩnh Chi là một trong ba người được xưng tặng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên".